Cogs Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa Của Cogs

Trong doanh nghiệp kinh doanh chắc hẳn bạn đã quen thuộc với khái niệm Cogs và thường xuyên xuất hiện trong công việc. Bạn cần tìm hiểu về Cogs để phục vụ cho công việc kinh doanh và cách tính chính xác hiệu quả nhất. Bài viết sau sẽ cho bạn biết Cogs là gì, công thức tính và ý nghĩa của Cogs, một số hạn chế về Cogs.

  1. Khái niệm

Cogs viết tắt của cụm từ “Cost of goods sold” có nghĩa tiếng việt “giá vốn hàng bán” là toàn bộ chi phí trực tiếp từ hoạt động sản xuất hàng hóa dùng để bán trong doanh nghiệp hay giá vốn hàng tồn kho mà doanh nghiệp tồn trữ để bán cho khách hàng. Ngoài ra, Cogs gồm tất cả chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và chi phí thuê lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Đặc biệt, Cogs không bao gồm những chi phí gắn tới hoạt động chung của doanh nghiệp hay là chi phí gián tiếp như là tiền thuê nhà, tiền phân phối và thuê nhân viên bán hàng.

Cogs được tính toán và đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu Cogs cao hơn giá trị doanh thu mà doanh nghiệp nhận được ở kỳ báo cáo thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không đạt lợi nhuận mong muốn.

  • Công thức tính Cogs (Cost of goods sold)

Công thức chung thường được áp dụng để tính Cost of goods sold (giá vốn hàng bán) là:

Cost of goods sold = Beginning Inventory (giá trị hàng tồn kho đầu kỳ) + Purchases during the period (hàng mua) – Ending inventory (giá trị hàng tồn kho cuối kỳ)

Lưu ý: Khi tính Cogs trong thực tế thì công thức trên có thể thay đổi phù hợp với từng phương pháp tính trong kế toán. Một số công thức kế toán được doanh nghiệp áp dụng phổ biến tính Cogs: Công thức FIFO (First In First Out) nhập trước xuất trước, công thức LIFO (Last In First Out) nhập sau xuất trước, công thức bình quân gia quyền (chi phí trung bình).

  • Ý nghĩa của Cogs (giá vốn hàng bán)

Định giá sản phẩm là công việc khó khăn nhất khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường cần định giá hợp lý để bán và thu lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp biết giá vốn hàng bán của hàng hóa sẽ dễ dàng đặt ra giá bán giúp mang lại lợi nhuận và biết thời điểm cần tăng giá bán sản phẩm.

Biết Cogs giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn cho việc chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp có giá tốt và xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong kỳ, sau đó tính được thu nhập ròng mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ toàn bộ chi phí.

Cogs (giá vốn hàng bán) được đưa vào báo cáo thu nhập của doanh nghiệp thể hiện giá trị kinh doanh, giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà quản trị dễ dàng nắm được lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu Cogs tăng thì lợi nhuận giảm do đó mức thuế doanh nghiệp đóng giảm do thu nhập ròng giảm và cổ đông cũng nhận được lợi nhuận thấp hơn. Do đó, doanh nghiệp cần cố gắng duy trì Cogs (giá vốn hàng bán) ở mức thấp để đạt được thu nhập ròng cao.

  • Hạn chế của Cogs

Giá vốn hàng bán có thể được phản ánh không đúng sự thật do thao túng bởi quản trị hay kế toán như sau:

Phân bổ giá trị sản xuất hàng hóa cao hơn với thực tế, tăng giá trị sale, thay đổi giá trị trả cho nhà cung cấp, không loại bỏ những hàng tồn kho hư hỏng hay quá hạn sử dụng để đẩy giá trị hàng tồn kho lên cao. Khi hàng tồn kho được đẩy lên cao quá mức dẫn đến giá vốn hàng bán bị báo cáo thiếu kéo theo lợi nhuận gộp tăng lên không đúng so với thực tế. Ngoài ra, khi đánh giá báo cáo tài chính các nhà đầu tư sẽ nhận ra những điểm sai sót trong công tác quản lý hàng tồn kho nếu doanh thu tăng chậm hơn hàng tồn kho, thông qua kiểm tra tồn trữ hàng tồn kho.

Như vậy, bạn phải nắm rõ về Cogs để xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động cao hay thấp và mức thuế cần đóng qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức về Cogs là gì, công thức tính và ý nghĩa của Cogs.