RFI Là Gì? Những Trường Hợp Nên Sử Dụng Và Mục Đích Của RFI

RFI được viết đầy đủ là Request for Information, là thuật ngữ dùng để chỉ lời yêu cầu hay đề xuất của một công ty gửi đến nhà cung cấp nào đó, yêu cầu nhà cung cấp gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin của bên cung cấp. Chi tiết hơn về RFI là gì, cách sử dụng cũng như điểm khác nhau giữa các lĩnh vực khi sử dụng RFI ra sao? Hãy cũng tìm hiểu bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Như đã nói trên phần mở đầu, RFI là từ viết tắt của request for information nghĩa là yêu cầu cung cấp thông tin.

RFI được xem như một quy trình chính thức để lấy thông tin từ các nhà cung cấp phục vụ các hoạt động nghiên cứu, kinh doanh… Yêu cầu này thường được viết bởi khách hàng, khách hàng này có thể là một đơn vị hoặc một công ty và gửi đến các nhà cung cấp tiềm năng. RFI cũng được các khách hàng xem như công cụ nhằm thu hẹp danh sách các nhà cung cấp tiềm năng.

Trong các trường hợp cá nhân hay tổ chức có ít kiến thức và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin của các nhà cung ứng hoặc muốn tiết kiệm thời gian và chi phí trong khâu đánh giá nhà cung ứng thì RFI thường là lựa chọn đầu tiên.

  • Những trường hợp nên sử dụng RFI

RFI có thể được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và trường hợp khác nhau.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Ở lĩnh vực này, người ta sử dụng RFI để mua các loại phần mềm từ nhà cung cấp vì phần mềm thường có giá khá cao và sử dụng lâu dài, do đó các cá nhân/tổ chức cần lựa chọn đúng nhà cung cấp phần mềm có chất lượng và uy tín.

Trong xây dựng: Đối với lĩnh vực này, RFI thường được sử dụng để nhà thầu chính gửi các thông tin về bản vẽ thiết kế, nguyên vật liệu, thông số xây dựng,… cho khách hàng hay nhà thầu phụ. Đôi khi nhà thầu phụ cũng gửi RFI cho nhà thầu chính.

Ngoài ra, RFI còn được các tổ chức sử dụng khi muốn ứng dụng phần mềm ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) cho tổ chức mình. Thường thì nội dung của RFI trong lĩnh vực này là các tiêu chí liên quan đến của doanh nghiệp trong hệ thống ERP của mình. Ví dụ, đây có thể là các nhu cầu về nhân viên, sản xuất, kinh doanh, nghiệp vụ kế toán, quản lí hàng tồn kho,…

  • Mục đích của RFI

Cung cấp thông tin về sản phẩm, đây cũng là mục đích quan trọng nhất khi sử dụng RFI. Nó giúp khách hàng hoặc tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nội dung như thành phần, cách sử dụng, tác dụng,… của sản phẩm. Nhờ có RFI mà thời gian và kinh phí bỏ ra khi thực hiện nghiên cứu đánh giá về các nhà cung cấp của khách hàng được giảm thiểu đáng kể mà vẫn mang lại hiệu quả mong đợi.

Khi các nhà cung cấp thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành so sánh để chọn ra các nhà cung ứng có tiềm năng. Do đó RFI giúp khách hàng lựa chọn đối tác một cách kỹ lượng nhất.

Ngoài việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định lựa chọn đối tác, RFI còn được sử dụng để làm cơ sở cho các quyết định tiếp theo, các giai đoạn sau đó như RFP (yêu cầu đề xuất), RFT (yêu cầu đấu thầu) hay RFQ (yêu cầu báo giá).

Bên cạnh đó, RFI cũng được sử dụng nhằm mục đích gửi lời chào mời đến các nhà cung ứng, các RFI được gửi đi cùng lúc do đó sẽ điều chỉnh được tâm lý của các nhà cung cấp, ngoài ra cũng giúp khách hàng xây dựng chiến lược và làm cơ sở dữ liệu cho lần mua hàng tiếp theo.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về RFI là gì, những trường hợp nào sử dụng RFI và mục đích của khách hàng khi sử dụng RFI là gì. Có thể thấy RFI đem lại những lợi ích lớn cho khách hàng khi tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng. Do đó hãy tìm hiểu và ứng dụng RFI cho công ty, tổ chức hay bản thân khi cần thiết nhé!

Cogs Là Gì? Công Thức Tính Và Ý Nghĩa Của Cogs

Trong doanh nghiệp kinh doanh chắc hẳn bạn đã quen thuộc với khái niệm Cogs và thường xuyên xuất hiện trong công việc. Bạn cần tìm hiểu về Cogs để phục vụ cho công việc kinh doanh và cách tính chính xác hiệu quả nhất. Bài viết sau sẽ cho bạn biết Cogs là gì, công thức tính và ý nghĩa của Cogs, một số hạn chế về Cogs.

  1. Khái niệm

Cogs viết tắt của cụm từ “Cost of goods sold” có nghĩa tiếng việt “giá vốn hàng bán” là toàn bộ chi phí trực tiếp từ hoạt động sản xuất hàng hóa dùng để bán trong doanh nghiệp hay giá vốn hàng tồn kho mà doanh nghiệp tồn trữ để bán cho khách hàng. Ngoài ra, Cogs gồm tất cả chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và chi phí thuê lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Đặc biệt, Cogs không bao gồm những chi phí gắn tới hoạt động chung của doanh nghiệp hay là chi phí gián tiếp như là tiền thuê nhà, tiền phân phối và thuê nhân viên bán hàng.

Cogs được tính toán và đưa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu Cogs cao hơn giá trị doanh thu mà doanh nghiệp nhận được ở kỳ báo cáo thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không đạt lợi nhuận mong muốn.

  • Công thức tính Cogs (Cost of goods sold)

Công thức chung thường được áp dụng để tính Cost of goods sold (giá vốn hàng bán) là:

Cost of goods sold = Beginning Inventory (giá trị hàng tồn kho đầu kỳ) + Purchases during the period (hàng mua) – Ending inventory (giá trị hàng tồn kho cuối kỳ)

Lưu ý: Khi tính Cogs trong thực tế thì công thức trên có thể thay đổi phù hợp với từng phương pháp tính trong kế toán. Một số công thức kế toán được doanh nghiệp áp dụng phổ biến tính Cogs: Công thức FIFO (First In First Out) nhập trước xuất trước, công thức LIFO (Last In First Out) nhập sau xuất trước, công thức bình quân gia quyền (chi phí trung bình).

  • Ý nghĩa của Cogs (giá vốn hàng bán)

Định giá sản phẩm là công việc khó khăn nhất khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường cần định giá hợp lý để bán và thu lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp biết giá vốn hàng bán của hàng hóa sẽ dễ dàng đặt ra giá bán giúp mang lại lợi nhuận và biết thời điểm cần tăng giá bán sản phẩm.

Biết Cogs giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn cho việc chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp có giá tốt và xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong kỳ, sau đó tính được thu nhập ròng mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ toàn bộ chi phí.

Cogs (giá vốn hàng bán) được đưa vào báo cáo thu nhập của doanh nghiệp thể hiện giá trị kinh doanh, giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà quản trị dễ dàng nắm được lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu Cogs tăng thì lợi nhuận giảm do đó mức thuế doanh nghiệp đóng giảm do thu nhập ròng giảm và cổ đông cũng nhận được lợi nhuận thấp hơn. Do đó, doanh nghiệp cần cố gắng duy trì Cogs (giá vốn hàng bán) ở mức thấp để đạt được thu nhập ròng cao.

  • Hạn chế của Cogs

Giá vốn hàng bán có thể được phản ánh không đúng sự thật do thao túng bởi quản trị hay kế toán như sau:

Phân bổ giá trị sản xuất hàng hóa cao hơn với thực tế, tăng giá trị sale, thay đổi giá trị trả cho nhà cung cấp, không loại bỏ những hàng tồn kho hư hỏng hay quá hạn sử dụng để đẩy giá trị hàng tồn kho lên cao. Khi hàng tồn kho được đẩy lên cao quá mức dẫn đến giá vốn hàng bán bị báo cáo thiếu kéo theo lợi nhuận gộp tăng lên không đúng so với thực tế. Ngoài ra, khi đánh giá báo cáo tài chính các nhà đầu tư sẽ nhận ra những điểm sai sót trong công tác quản lý hàng tồn kho nếu doanh thu tăng chậm hơn hàng tồn kho, thông qua kiểm tra tồn trữ hàng tồn kho.

Như vậy, bạn phải nắm rõ về Cogs để xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động cao hay thấp và mức thuế cần đóng qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức về Cogs là gì, công thức tính và ý nghĩa của Cogs.

Customer Service Là Gì? Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Customer Service

Khi bạn yêu thích các công việc thuộc ngành dịch vụ thì điều cơ bản bạn cần biết chính là customer service là gì? Hãy cùng tìm hiểu để biết được khái niệm, vị trí, vai trò của customer service trong lĩnh vực dịch vụ quan trọng như thế nào nhé!

  1. Khái niệm

Customer service là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công ty bạn trong quá trình trước, trong và sau bán hàng. Đây là một hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm mang lại cảm giác tin tưởng, vui vẻ, thoải mái,… vì đã lựa chọn đúng sản phẩm và dịch vụ. Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, mỗi một công ty cần trang bị cho mình một dịch vụ khách hàng thật tốt nhằm tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Yêu cầu để có một customer service hoàn hảo

Chắc hẳn ai cũng biết một doanh nghiệp mà không có khách hàng thì không thể tồn tại được. Vì thế các doanh nghiệp đều đặt khách hàng của mình lên hàng đầu, xem khách hàng là trọng tâm.Việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phát triển của công ty.

  • Lấy cảm xúc khách hàng làm mục tiêu

Đôi khi nhà sản xuất quên đi yếu tố khách hàng mà nghĩ rằng chất lượng, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, dịch vụ là hàng đầu. Hiện nay, sản phẩm bán được hay không chỉ dựa vào các yếu những yếu tố trên khoản 30%, 70% còn lại thì tùy thuộc vào tâm trạng, cảm xúc của khách hàng.

Thỉnh thoảng, khách hàng của bạn là người không am hiểu nhiều về các thông số kỹ thuật cũng như các tính năng của sản phẩm, họ đang băn khoăn về sản phẩm của công ty bạn và công ty đối thủ, là một người làm trong lĩnh vực customer service bạn cần gây dựng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của công ty, tạo cho họ cảm giác an toàn khi ra quyết định lựa chọn sản phẩm. Để làm được điều đó bạn cần giao tiếp với họ bằng cảm xúc chân thật, dùng trái tim và kinh nghiệm để hiểu được khách hàng đang muốn gì, thắc mắc về điều gì. Tiếp theo đó bạn sẽ tư vấn cho khách hàng những sản phẩm mà họ mong muốn, nếu có thể thì cho họ trải nghiệm thử sản phẩm, đưa ra các chính sách bảo hiểm, sửa chữa,…giúp khách hàng yên tâm.

Tóm lại cảm xúc khách hàng là yếu tố quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu trong chính sách customer service.

  • Phải trung thực trong quá trình làm việc với khách hàng

Như đã đề cập ở trên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều trang bị cho mình một dịch vụ khách hàng nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt, nếu công ty bạn bị phạm một sai lầm nào đó cũng đủ là cơ hội lớn cho đối thủ vươn lên.

Vì vậy trong customer service điều tuyệt đối cấm kỵ đó là sự gian lận, lừa dối khách hàng. Khách hàng có thể thông cảm nếu sản phẩm của bạn bị lỗi, hoặc có sơ xuất gì trong quá trình sản xuất, nhưng nếu họ nhận ra mình đang bị lừa dối thì cảm giác tin tưởng đối với công ty của bạn sẽ mất đi hoàn toàn và họ sẽ không đủ niềm tin để quay lại với công ty của bạn mặc dù doanh nghiệp bạn đã thay đổi, nhận ra cái sai và sửa chữa. Muốn duy trì được niềm tin của khách hàng thì điều đầu tiên bạn cần làm là tạo ra cảm giác thân thiện, cởi mở, khách hàng cảm thấy mình được lắng nghe, trung thực về chất lượng cũng như đưa ra những thông tin chính xác về sản phẩm, không nên quảng cáo quá mức, vượt lên những gì mà sản phẩm bạn có vì điều đó sẽ gây ra một hậu quả rất lớn.

  • Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng là cao nhất

Customer service không đơn giản là ở việc làm khách hàng hài lòng, có thể họ vừa ý với dịch vụ công ty bạn, nhưng lại hài lòng với dịch vụ công ty khác ở một mức độ cao hơn thì sự lựa chọn đương nhiên sẽ không dành cho công ty của bạn.

Do đó, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến người mua hàng, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm, dịch vụ. Nhiều người nghĩ rằng sau khi khách hàng trả tiền mua sản phẩm xong thì công ty sẽ hết trách nhiệm, việc không quan tâm đến khách hàng sau khi mua hàng sẽ làm họ thấy khó chịu và mất niềm tin. Chính vì lí do đó mà nhiều công ty hiện nay đang xây dựng cho mình một dịch vụ sau bán hàng rất tốt, ví dụ như chính sách bảo hành sản phẩm, sửa chữa, lắp đặt, đổi trả sản phẩm, gọi điện hỏi thăm tình hình sử dụng sản phẩm của người mua,…Đây là yếu tố đã thu hút số lượng lớn hàng khách về với doanh nghiệp vì họ có được sự an tâm sau khi mua sản phẩm.

Qua bài viết trên hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về customer service là gì? Hãy cố gắng rèn luyện trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu của một người hoạt động trong lĩnh vực customer service bạn nhé.

Hà Nội sẽ cung cấp việc làm cho 152.000 công nhân trong năm 2017

Thủ đô Hà Nội là thành phố trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế phía bắc và đồng thời là cũng là thành phố trọng điểm của cả nước. Hà Nội có nền kinh tế phát triển nhanh so với các tỉnh thành khác trong cả nước, vì vậy nhu cầu nguồn lao động là khá cao. Do đó nhằm đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế, Hà Nội đề ra phương hướng trong năm 2017 sẽ tạo việc làm mới cho 152.000 người lao động chưa có việc làm đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội.

 Dự đoán về mức tăng trưởng của thị trường lao động vào năm 2017

Ông Nguyễn Toãn Phong cho biết rằng mặc dù có những khó khăn nhất định do nền kinh tế thế giới, cũng như nhiều phức tạp và biến động, nhưng với sự đổi mới của Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục có những thành tựu nhất định. Ở khu vực Hà Nội, với các doanh nghiệp mới thành lập và các hoạt động phát triển kinh doanh được mở rộng, nhu cầu tuyển dụng việc làm hiện nay chắc chắn cao hơn năm 2016.

Mục tiêu hướng tới của Hà Nội năm 2017 là tạo việc làm cho 152.000 lao động. Với diện tích rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tập trung ở nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học cơ sở, có thể nói rằng cơ hội để doanh nghiệp tuyển dụng nguồn lao động giỏi chuyên môn và góp phần giúp người lao động, các bạn sinh viên tìm việc làm ổn định dần cuộc sống, tạo điều kiện cho họ gắn bó lâu dài với thủ đô và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng của TP-Hà Nội.

https://www.youtube.com/watch?v=UKW9Sjq5DwI

Theo khao sát có thể thấy, thị trường lao động tại Hà Nội trong những năm gần đây có nhiều biến đổi nhanh chóng so với những tỉnh thành khác trong cả nước. Chế độ chính sách đãi ngộ cho người lao động tốt, nhận thức của người lao động trong địa bàn Thủ đô có ý thức hơn và hiện tượng “nhảy việc” với người lao động trên thị trường lao động Hà Nội ít hơn so với địa phương và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Điều này cho thấy sự tăng trưởng ổn định của thị trường lao động ở Hà Nội hiện nay. Và với việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ tài chính, các khía cạnh, … tổ chức trao đổi việc làm là hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp và nhân viên, mục tiêu của việc tạo việc làm tại Hà Nội cho 152.000 nhân viên là theo định hướng chung của thành phố..

Từ năm 2016, Thành phố có hai trung tâm dịch vụ việc làm của Sở LĐTBXH Hà Nội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai trung tâm này đã hoàn thành thành công vai trò và nhiệm vụ của TP.

Với sự ra đời của Trung tâm Dịch vụ việc làm mới, các hoạt động dịch vụ tiếp tục được hoàn thiện và các dịch vụ chuyên nghiệp cho người dân và thị trường lao động được đẩy lên cao hơn trước. Tất nhiên mối liên kết và sự thống nhất của khu vực trong việc tổ chức các dịch vụ việc làm, kết nối cung và cầu thị trường, và việc nắm bắt thông tin về thị trường lao động sẽ được tổ chức tốt hơn. Đây là yêu cầu của TP đối với trung tâm mới trong thời gian tới.

Nhu cầu làm việc của nhân viên tăng lên trong những tháng đầu năm, vì vậy các nhân viên chắc chắn tránh gian lận, môi giới của thị trường lao động miễn phí.

Chúng tôi cũng nghĩ rằng, với sự phát triển của CNTT và phương tiện nghe nhìn, các giao dịch và kết nối việc làm ngày càng trở nên đa dạng. Chúng tôi hy vọng vào năm 2017, cũng có dịch vụ việc làm đa dạng. Hiện nay, trong quá trình tổ chức tuyển dụng việc làm để tạo thuận lợi cho nhân viên không dễ bị phân tán và có thể bị lừa đảo trực tuyến. Do đó, Hà Nội cần phải thay đổi phương thức hoạt động trao đổi việc làm của mình, cần tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến để góp phần giúp các doanh nghiệp và người lao động xích lại gần nhau hơn.

Dự tính trong năm 2017, Hà Nội sẽ thành lập thêm 2 điểm làm việc và áp dụng công nghệ mới tạo trang web trực tuyến thông tin việc làm đến người lao động. Người tìm việc có thể đi đến các trang web vệ tinh để tiến hành phỏng vấn trực tuyến với các doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với nhân viên của họ.

Đó là một kế hoạch mới trong năm nay. Ngoài ra, chúng tôi tăng cường công tác vận động chính sách, đặc biệt là tuân thủ các địa phương (phường, xã, khu đô thị, khu căn hộ) nơi nhân viên sinh sống. Nhân viên có hiểu biết tốt hơn về thị trường lao động và cơ hội việc làm của mình, góp phần phát triển thị trường lao động lành mạnh ở Hà Nội. Đồng thời giảm nhẹ hiện tượng gian lận lao động thông qua các giao dịch việc làm khác.

Hải Phòng yêu cầu chuyển khu vực tư nhân thành động lực phát triển

Thành phố cảng Hải Phòng phía Bắc cần nỗ lực hơn nữa để biến khu vực tư nhân thành động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Hải Phòng có vị trí chiến lược của thành phố trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc – cửa ngõ chính phía Bắc – trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Hoạt động mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2017, Hải Phòng vẫn đang đáp ứng yêu cầu là trung tâm công nghiệp chính của cả nước và là động lực Cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng duyên hải Bắc.

Hải Phòng nghiên cứu định hướng phát triển để xứng đáng với vị thế là thành phố lớn thứ ba của đất nước và phát triển thành một thành phố cảng xanh hiện đại và một trung tâm dịch vụ và công nghiệp lớn có cạnh tranh cao.

Hải Phòng phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước hoàn thiện quy hoạch phát triển để trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước và khu vực. Đồng thời, Hải Phòng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh bằng cách đẩy nhanh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, biến du lịch thành một khu vực kinh tế quan trọng của thành phố.

Số liệu thống kê được công bố vào buổi làm việc cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017, Hải Phòng đã có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 10 năm qua (GRDP). Hải Phòng vẫn là một trong 10 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất với 24 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi 20 dự án hiện tại được phép tăng đầu tư, với tổng số vốn đầu tư là 617 triệu USD.

Thành phố cũng giải ngân trên 3.700 tỷ đồng do đầu tư công, tương đương với 40,8% kế hoạch năm. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2017 là 1.598, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số vốn hơn 7.400 tỷ đồng.
Hải Phòng tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh

Hải Phòng hiện nay không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã thu hút được nhiều nguồn lực đáng kể từ các doanh nghiệp lớn và vừa trong nước,ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thành phố Hải Phòng là một trong số ít các địa phương của Việt Nam được nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên (FDI) với vai trò là trung tâm vận tải của khu vực với các cảng biển quan trọng, hệ thống giao thông trên đất liền, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không.

Các dự án FDI ở thành phố tập trung vào công nghệ cao, chế biến, sản xuất, điện tử, kỹ thuật và sản phẩm đất hiếm. Các nhà đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đổ vốn vào thành phố, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc và họ mang theo công nghệ tiên tiến hiện đại với môi trường. Các nhà đầu tư tiêu biểu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Bridgestone Tire Manufacturing Việt Nam với dự án sản xuất lốp ô tô (1.224 triệu USD), Công ty TNHH NIPRO Pharma Việt Nam với nhà máy sản xuất thuốc trị giá 250 triệu USD và Công ty TNHH Fuji Xerox Hải Phòng với Máy in và máy photocopy (119 triệu USD), LG Electronics Việt Nam – Hải Phòng (1,5 tỷ USD), LG Display Hải Phòng (1,5 tỷ USD). Bên cạnh các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thành phố cũng đã thu hút được nhiều dự án lớn và có uy tín của các nhà đầu tư trong nước như Công ty Cổ phần Vingroup và Tập đoàn Him Lam để phát triển du lịch và dịch vụ thương mại, góp phần giúp thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phục vụ Và ngành công nghiệp.

Những con số này trước hết là kết quả của một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại kết nối và phát triển các thị trường tiềm năng và lực lượng lao động của 20 triệu người ở miền Bắc Việt Nam. Từ một góc độ nhất định, những con số này một phần phản ánh sự cởi mở, tự do và quyết tâm của chính quyền thành phố trong việc thu hút FDI. Với quyết tâm chính trị rất cao về toàn bộ bộ máy để thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, các nhà đầu tư hài lòng với sự thay đổi về dịch vụ, cách thức và cách làm việc của hệ thống hành chính. Giải phóng mặt bằng nhanh chóng nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Nhiều dự án đã hoàn thành giải tỏa mặt bằng và bàn giao mặt đất trong vài tuần. Hải Phòng còn có nguồn nhân lực dồi dào cho các dự án đầu tư. Cơ chế ưu đãi về giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho các khu kinh tế đã kích thích các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư. Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải được hưởng ưu đãi cao nhất thu hút nhiều nhà đầu tư vào thành phố. Thành phố đang đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng khu công nghiệp như KKT Đình Vũ – Cát Hải, Khu kinh tế Trảng Dài, VSIP, KCN Đình Vũ và các KCN để chào đón các nhà đầu tư mới.